Giấy phép thí điểm Mobile money cho ba doanh nghiệp viễn thông vào cuối năm 2021 đã chính thức đưa hai ngành Ngân hàng và Viễn thông thành “thông gia” với nhau, thành người một nhà. Mobile money sẽ là một thúc đẩy mạnh mẽ cho ngành Ngân hàng, đặc biệt là việc phổ cập dịch vụ ngân hàng đến mọi người dân. Mobile money là cách tốt nhất và nhanh nhất để đào tạo người dân Việt Nam unbanked trở thành khách hàng của ngân hàng, thành khách hàng của ngân hàng số.
Nếu 10 năm trước đây, ai đấy nói mọi doanh nghiệp rồi sẽ đều là doanh nghiệp công nghệ số thì chẳng ai tin. Nhưng hôm nay, nếu một doanh nghiệp nào đó chưa chuẩn bị kế hoạch trở thành một công ty công nghệ số thì đã là chậm chân và nguy cơ tụt hậu là rất cao. Năm 2021 đã cho thấy, những ngân hàng phát triển nhanh nhất là những ngân hàng đẩy mạnh chuyển đổi số (CĐS). CĐS là biến mình thành một công ty công nghệ số. CNTT là mua phần cứng, phần mềm còn ngân hàng vẫn là ngân hàng theo cách cũ. Fintech của ngành Ngân hàng là thí dụ được nhắc đến nhiều nhất về sự kết hợp thành công của công nghệ số vào một ngành và làm thay đổi ngành đó.
Ngành Ngân hàng có hai loại tài sản rất lớn. Một loại thì đang được sử dụng rất hiệu quả là tiền. Một loại thì đang ngủ yên là dữ liệu. Dữ liệu là một loại tài nguyên mới, người thì gọi là dầu mỏ, người thì coi là đầu vào mới của sản xuất tương tự như vốn. Ngân hàng là ngành có nhiều dữ liệu nhất. Dữ liệu này lại đang tăng lên từng ngày. Ngành Ngân hàng canh tác trên mảnh đất mới này sẽ tạo ra nhiều, rất nhiều giá trị mới cho ngành, cho đất nước. Dữ liệu mà được đánh thức thì cũng giống như con hổ ngủ được đánh thức, sẽ tạo ra sự phát triển đột phá cho ngành Ngân hàng và cho đất hước.
Muốn thúc đẩy cái gì, muốn quản lý cái gì thì phải đo lường được cái đó. Ngân hàng nhà nước có thể cùng với Bộ TT&TT xây dựng bộ chỉ số đo lường mức độ CĐS của các ngân hàng. Tiến hành đo lường và công bố hàng năm. Đây là cách tốt để thúc đẩy các ngân hàng CĐS.
Năm 2022 sẽ là năm hành động về CĐS. Uỷ ban Quốc gia về CĐS đã công bố 35 nền tảng số quốc gia phải được phát triển trong năm 2022 để làm hạ tầng phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Ngành Ngân hàng cần sớm công bố các nền tảng CĐS ngành ngân hàng để phát triển trong năm 2022. Nền tảng số là một loại hạ tầng trên không gian số. Ngân hàng nhà nước làm chủ đầu tư một số nền tảng số dùng chung ngành Ngân hàng.
Ngành Ngân hàng là ngành có điều kiện về nhân lực, tài lực, lại là ngành hội nhập cao, là ngành có tư duy đổi mới. Bộ TT&TT rất mong muốn Thống đốc, ngành Ngân hàng đi đầu về CĐS quốc gia, ngành Ngân hàng Việt Nam thuộc nhóm đầu về CĐS, tạo ra sự phát triển mới cho ngành và gây cảm hứng cho cả đất nước về CĐS. Nếu làm được việc này thì Thống đốc, ngành Ngân hàng sẽ có thêm một sự đóng góp mới cho đất nước phát triển./.
Nguyễn Mạnh Hùng
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông
" alt=""/>Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu về chuyển đổi số ngành Ngân hàngTham gia phần 2 chương trình Vợ chồng son số 290 là cặp vợ chồng trẻ quê Khánh Hòa, Phạm Lương Thắng (34 tuổi) và Ngô Thanh Tuyền (30 tuổi). Hiện tại cả hai đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM.
Trải qua 10 năm cô đơn kể từ khi chia tay bạn trai cũ, Thanh Tuyền không còn mặn mà với chuyện yêu đương. Lương Thắng cũng không vội vàng trong chuyện lập gia đình. Tuy nhiên, cả hai đều bị gia đình thúc giục lấy chồng, lấy vợ.
Cuối cùng, họ được một người chú mai mối.
Lần đầu gặp mặt, Lương Thắng không có cảm xúc đặc biệt với Thanh Tuyền vì 'cô ấy không phải gu của em'. Thanh Tuyền cũng thấy anh chàng kỳ dị với kiểu tóc dài như nhân vật trong phim kiếm hiệp.
Chính vì vậy, sau khi Thắng quay lại TP.HCM làm việc, cả hai gần như mất mối quan hệ.
Khi bị gia đình giục cưới, Thanh Huyền nảy ra ý nghĩ sẽ làm mẹ đơn thân. Vì vậy, cô muốn lợi dụng Thắng để có con.
'Anh ấy có bộ tóc không ấn tượng lắm nhưng 'giống' thì tốt, cao ráo. Khoa học chứng minh rồi, em bé sinh ra thông minh là nhờ mẹ, vóc dáng là nhờ cha nên em nghĩ: Bây giờ cứ dụ anh này đi, có một đứa con rồi...đá', Tuyền kể lại.
Để thực hiện được ý định của mình, cô lên kế hoạch khá chi tiết. Theo đó, cô rủ Thắng đi uống bia, đi chơi xa như Đà Lạt, nhưng cô không ngờ anh chàng quá ngoan ngoãn nên không mắc bẫy.
'Anh ấy chở em từ Nha Trang lên Đà Lạt chơi buổi sáng rồi lại chở về. Đi mệt đến mức em muốn ngủ trên xe luôn mà ảnh vẫn kêu phải đi về. Rất rất nhiều lần như vậy rồi', Tuyền cho biết.
Kế hoạch của cô liên tục thất bại. Vì vậy, trong một lần vào TP.HCM công tác, cô đã gọi Lương Thắng vào khách sạn mình đang nghỉ.
Tại đây, cô hỏi anh: 'Anh chơi chán chưa? Anh có muốn có vợ không? Bây giờ tụi mình làm quen nhau nha'.
Thắng không cần một phút suy nghĩ và liền gật đầu: 'Để anh về nói với mẹ anh đem trầu cau sang hỏi cưới em luôn'. Từ đêm đó, họ chính thức thuộc về nhau.
Sau thời gian 'về chung một nhà', Lương Thắng cho biết, không ngờ vợ lại mê tín đến mức tránh cả 'chuyện ấy' vào ngày đầu tháng.
Ngoài ra, anh đôi khi cũng khó chịu khi thường xuyên bị vợ sai vặt. Nhưng điều anh không hài lòng nhất ở vợ là thường xuyên cằn nhằn chồng.
Trong chương trình, Thanh Tuyền cũng kể một số tật xấu của chồng như: mải chơi game, tắm lâu, làm việc xong thích ở công ty hơn về nhà…
Sau cùng, điều cô mong mỏi nhất ở chồng là: Trong thời gian nhàn rỗi, anh làm thêm công việc gì đó để có thêm thu nhập lo cho con cái sau này.
Sau 4 năm bố mẹ chia tay, cậu con trai của anh Đào Trọng Xuyên lần đầu tiên gọi tiếng mẹ khiến cả hội trường vỡ òa.
" alt=""/>Vợ chồng son tập 290: Bị giục cưới, cô gái làm chuyện bất ngờHồ Văn Cường - ứng cử viên sáng giá cho chức vô địch. Ảnh: Nguyễn Thành
Nói đến Hồ Văn Cường, khán giả không đánh giá cao về kỹ thuật, nhiều lần em cũng bị giám khảo nhắc nhở về việc chưa kiểm soát tốt giọng hát lẫn cột hơi. Tuy nhiên với khán giả, họ sẵn lòng bỏ qua điều này khi giọng ca 13 tuổi mang đến được cảm xúc cũng như khiến người nghe phải xúc động theo từng câu hát của mình.
Và rõ ràng, trong các cuộc thi hát cho thiếu nhi lẫn người lớn, cảm xúc mới là yếu tố làm nên kỳ tích chứ không phải việc hát to, khỏe hay phô diễn nhiều kỹ thuật.
Tuy nhiên trước đêm thi cuối cùng, nhiều tranh cãi tiếp tục nổ ra trên mạng xã hội xung quanh việc Hồ Văn Cường liệu có đang được khán giả ưu ái quá mức. Các ý kiến cho rằng, tiêu chí của chương trình chính là "Giọng hát, phong cách trình diễn, đột phá, cá tính", nếu cậu bé miền Tây lên ngôi sẽ trái ngược hoàn toàn với những điều trên. Ngoài ra, việc em "môt màu" hay "khiến khán giả thương cảm vì hoàn cảnh gia đình" cũng bị cho là điều chưa công bằng xét trên phương diện một cuộc thi hát.
![]() |
Khán giả kêu gọi ủng hộ cho giọng ca 13 tuổi đến từ Tiền Giang. Ảnh: Facebook |
Lập tức, đông đảo fan của Cường lên tiếng bênh vực thần tượng nhí. Nick name Em viết: "Mọi người nói em vì hoàn cảnh nên được nhiều sự ủng hộ, còn với tôi em là một tài năng thực sự... Em đem đến quá nhiều suy nghĩ cảm xúc trong tôi. Em là động lực để tôi bước tiếp trên đoạn đường còn lại". Bình luận này nhận gần 200 lượt thích.
Hay như khán giả lấy tên Út nhỏ viết: "Tôi chọn Cường không phải vì thương hoàn cảnh của em mà vì em hát rất hay. Mỗi lần nghe, tôi nhắm mắt lại để cảm nhận từng câu hát được em truyền tải. Đúng là sứ giả cảm xúc! Em không qua trường lớp hay được ai đào tạo mà hát như vậy thì rất xứng đáng được bầu là quán quân".
Chung kết không dễ đoán
Hồ Văn Cường đang có lợi thế, điều này không có nghĩa 3 thí sinh còn lại không có cơ hội khi mỗi người đều có lượng fan riêng cũng như sức hút không hề kém cỏi.
Với Jayden Trịnh, điều em mang đến chương trình chính là phong thái đậm chất nghệ sĩ, phóng khoáng và vô cùng thoải mái trên sân khấu. Không ít lần Jayden khiến bộ ba quyền lực bật dậy khỏi ghế và phấn khích nhận xét họ đang chứng kiến một nghệ sĩ trình diễn chứ không phải cậu bé 12 tuổi đang đi thi. Ngoài ra, cậu bé còn rất đa tài khi liên tục thể hiện khả năng chơi nhạc cụ và nỗ lực hát tiếng Việt.
![]() |
Gia Khiêm, Bảo Trân và Jayden Trịnh (từ trái sang) sẽ đủ sức "vượt qua" Hồ Văn Cường? Ảnh: Nguyễn Thành |
Bảo Trân là thí sinh nữ duy nhất của top 4 nhưng lại được đánh giá tốt nhất về mặt chuyên môn. Từ live show 1, cô bé luôn có phong độ ổn định, chinh phục nhiều phong cách âm nhạc từ pop, rock, dân ca đương đại đến ca khúc tiếng Anh. Đi hát từ nhỏ và là quán quân Đồ Rê Mí 2012, Bảo Trân còn có kinh nghiệm biểu diễn trên sân khấu lớn. Mỗi khi trình diễn, người nghe không khỏi nổi da gà với tiềm lực không thua các giọng ca trưởng thành, em hát nốt cao thấp tròn trịa, gằn giọng và cả hát giả thanh. Thần đồng là từ mà Văn Mai Hương từng dùng để gọi giọng ca có biệt danh "bánh rán".
So với 3 người bạn còn lại, Gia Khiêm lại là một màu sắc hoàn toàn khác. Sở hữu giọng hát đẹp, ngoại hình bắt sân khấu cùng khả năng linh hoạt trên sân khấu, "em út" của top 4 là hình mẫu phù hợp cho "nghệ sĩ giải trí". Tuy nhiên, gần đây "soái ca nhí" chưa làm hài lòng mọi người vì thiếu tập trung khi trình diễn, gây ra những lỗi không đáng có. Liệu Gia Khiêm có vượt qua được trở ngại này để mang đến một phần thi đủ sức chinh phục khán giả vẫn là câu hỏi chưa thể có câu trả lời cho tới đêm chung kết.
Nhưng chính sự ngang tài ngang sức của 4 giọng ca nhí sẽ tạo nên một đêm chung kết diễn ra vào 21h chủ nhật (17/7) tới đầy kịch tính và căng thẳng hơn bao giờ hết.
Theo Zing
" alt=""/>Ai xứng đáng trở thành quán quân Vietnam Idol Kids?